Blog Công nghệ Tin tức

Bật mí cấu tạo cầu trục dầm đôi

Ngoài cầu trục dầm đơn thì cầu trục dầm đôi cũng được sử dụng khá nhiều trong các kho xưởng, nhà máy. Vậy cấu tạo cầu trục dầm đôi có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Cầu trục dầm đôi là gì? 

Cầu trục dầm đôi là thiết bị có khả năng nâng hạ những vật nặng tùy theo mỗi mức trọng tải giới hạn của thiết bị đó, thường là 1 tấn, 2 tấn, 5 tấn, 10 tấn,… tới 100 tấn. Cầu trục dầm đôi là giải pháp tốt nhất trong di chuyển hàng hóa mà không tốn sức người, có ứng dụng phổ biến trong các nhà xưởng, nhà kho kinh doanh. 

Khác với cầu trục dầm đơn, thiết bị này có 2 dầm chạy song song và liên kết với nhau bằng bu lông với dầm biên cầu trục. Hai dầm mang kích thước tương đương nhau, đặt song song và chịu tải trọng như nhau.

Mặt cắt tiết diện của cầu trục dầm đôi cũng giống với cầu trục dầm đơn thường ở dạng hình hộp hoặc ghép mặt hình chữ I, chữ H. Quy trình chế tạo đòi hỏi tay nghề người thợ phải giỏi và quy trình khép kín của phòng sản xuất. 

Cấu tạo cầu trục dầm đôi

  • Đường ray chạy dọc

  • Bánh xe di động

  • Dầm chính 

  • Hệ cáp điện 

  • Cơ cấu nâng phụ 

  • Cơ cấu nâng 

  • Dầm cuối

  • Dây 

  • Sàn đứng

  • Hệ di chuyển pa lăng

  • Hệ di chuyển cầu trục

Nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đôi

Dầm chính kết hợp với dầm cuối tạo thành kết cấu cứng thành khung, đảm bảo sự chắc chắn ở cả phương đứng và phương ngang. Bên cạnh dầm biên là các bánh xe có thể di chuyển qua lại trên thanh ray được bố trí dọc theo sàn của nhà xưởng. 

Khẩu độ của cầu trục được tính là khoảng cách giữa tâm ray theo phương ngang. Khi cầu trục chạy, pa lăng sẽ chạy thẳng theo đường ray của dầm chính. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà pa lăng sẽ có 1 hay 2 cơ cấu nâng. Với những pa lăng mang 2 cơ cấu nâng thì cơ cấu chính sẽ tải trọng lớn hơn so với cơ cấu phụ. 

Cơ cấu di chuyển được đặt ở cấu trúc dầm cầu. Đường điện cũng chạy thẳng tương ứng với phương nhà xưởng và sàn đứng dùng với mục đích là cung cấp cho động cơ. 

Cáp điện treo ở phần dây sẽ phục vụ việc cấp điện cho những động cơ đặt trên pa lăng. Bên cạnh đó, cầu trục còn có cấu tạo phần sàn đứng với lan can để tiện lợi cho việc kiểm tra, bảo trì và sửa chữa. 

Ưu điểm và nhược điểm của cầu trục dầm đôi

Ưu điểm: 

  • Cấu tạo cầu trục dầm đôi an toàn, thông minh, đem tới nhiều tiện lợi trong sử dụng. 

  • Hình dáng gọn nhẹ, được đặt trên cao nên không tốn nhiều diện tích. Bên cạnh đó, cầu trục dầm đôi cực kỳ vững chắc, hoạt động ổn định với khả năng nâng hạ các vật có trọng tải cực lớn. Thông thường cầu trục dầm đôi có thể chịu được nhiều mức tải trọng từ 2 tấn tới 100 tấn với khẩu độ từ 5m tới 50m. Dù vật nặng tới đâu cũng có thể di chuyển một cách an toàn. 

  • Góp phần tiết kiệm tối đa chi phí cho chủ doanh nghiệp, không tốn sức người vận chuyển, an toàn trong quá trình làm việc tại nhà máy. Chỉ cần một người điều khiển bằng tay.

Nhược điểm: Dễ xảy ra xô lệch dâm khi chuyển động do lực cản hai bên ray không đều. 

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cầu trục 

  • Trước khi tiến hành hoạt động thiết bị cần kiểm tra các phần như pa lăng, điện, cơ cấu di chuyển có gì bất thường không. 

  • Lúc vận hành cầu trục dầm đơn không được đứng ở vật nặng nâng hạ hoặc dưới vật đó có thể gây nguy hiểm 

  • Cần phải bảo dưỡng thiết bị định kỳ thường xuyên, đăng kiểm cầu trục đúng thời hạn cấp phép 

  • Cấu tạo cầu trục dầm đôi nhiều bộ phận nên cần kiểm tra kỹ để đảm bảo an toàn. 

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

Related posts

Quy trình thi công lắp đặt sàn gỗ xương cá

Trần Thảo Chi

Chia sẻ bí quyết chọn mua sàn gỗ Malaysia đạt chuẩn chất lượng

Tầm ảnh hưởng của ghế sofa đối với đời sống của gia đình

Trần Thảo Chi

Leave a Comment