Tiến hành thực hiện làm thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ – Thế giới hội nhập, đi song với nó là tri thức con người ngày một nâng cao, việc biết từ 2 ngôn ngữ trở lên dường như là việc không thể thiếu đối với mỗi con người. Kèm theo đó là nhiều trung tâm ngoại ngữ được thành lập lên để đáp ứng được nhu cầu của con người. Tuy nhiên đối với các cá nhân, tổ chức mới thì việc thực hiện làm thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ ắt hẳn cũng sẽ gặp đôi chút khó khăn.
Nhận thấy được điều đó, Oceanlaw với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý khách hàng hiểu rõ hơn về quy trinh làm thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ. Kính mới quý khách hàng và quý bạn đọc theo dõi.
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
- Nghị định 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
- Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm Ngoại ngữ, Tin học.
- Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ
Bước 1. Bạn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm lập hồ sơ cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Hồ sơ thành lập trung tâm bao gồm:
– Tờ trình xin thành lập trung tâm: Giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp đứng tên trong đơn xin mở Trung tâm. Đơn phải có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân phường (xã) nơi Giám đốc thường trú hoặc cơ quan quản lý người đứng tên trong đơn. Có ý kiến của Phòng Giáo dục Đào tạo Quận, Huyện nơi mở Trung tâm. Đối với tổ chức, cá nhận có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư miễn xác nhận của UBND phường ( xã).
– Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; Cơ sở vật chất của trung tâm; Nếu mặt bằng của tổ chức hoặc cá nhân người đứng tên mở Trung tâm thì photo văn bản quyền sử dụng nhà, đất hoặc xác nhận của cơ quan chủ quản; Nếu mặt bằng thuê mướn của trường học phải do Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường ký hợp đồng và có ý kiến của Phòng Giáo dục Đào tạo (đối với trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ), của Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường Trung học phổ thông, trường trực thuộc Sở và các đơn vị khác ngoài ngành ); Nếu mặt bằng thuê mướn, hợp đồng của cơ quan, công ty … phải do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý ký hợp đồng; Nếu mặt bằng thuê mướn, hợp đồng của tư nhân phải có công chứng Nhà nước. Nội dung Hợp đồng thuê mướn mặt bằng phải ghi rõ thời gian ít nhất từ 01 năm trở lên và nghĩa vụ nộp thuế nếu có.
– Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
– Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.
– Lý lịch có xác nhận của Ủy ban Nhân dân phường, xã hoặc của cơ quan chủ quản.
– Bản sao văn bằng chuyên môn,văn bằng quản lý có thị thực.
– Bản sao hộ khẩu thường trú tại tỉnh/thành phố nơi đặt trung tâm hoặc đăng ký tạm trú dài hạn có thị thực (đối với người nước ngoài)
– Hồ sơ giáo viên, nhân viên kế toán:
– Lý lịch có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân phường, xã hoặc cơ quan chủ quản.
– Văn bằng có thị thực
– Phiếu khám sức khỏe
– Hợp đồng lao động : Theo mẫu của Bộ LĐ-TBXH (giao cho người lao động 01 bản)
– Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm
Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở.
https://gioitrithuc.com/tien-hanh-thuc-hien-lam-thu-tuc-thanh-lap-trung-tam-ngoai-ngu