Tin tức

Phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả triệt để

Sau một thời gian sử dụng, chân tường nhà bạn xuất hiện tình trạng thấm nước gây mất thẩm mỹ, làm mất vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của gia đình bạn. Ở bài viết sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả 100%. Hãy tham khảo ngay để tìm ra giải pháp bảo vệ ngôi nhà của mình nhé! 

1. Nguyên nhân khiến cho chân tường nhà bị thấm

chống thấm chân tường hình 1

Tường nhà bị thấm xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 1 số nguyên nhân cơ bản nhất:

Vật liệu xây dựng không đảm bảo: vật liệu xây dựng thường dùng như vữa xi măng, gạch sẽ hấp thụ lượng nước lớn sau một thời gian sử dụng. Từ đó, nước sẽ theo mạch và lan lên tường hoặc sẽ bị đọng và thấm vào chân tường, gây nên hiện tượng ngấm nước ở chân tường. 

Khi thi công xây dựng, sử dụng lượng xi măng quá ít: kỹ thuật thi công chưa đảm bảo khiến chân tường dễ xuất hiện các lỗ rỗng, do vậy nước có thể dễ dàng thấm vào bên trong kết cấu của chân tường. 

Ngay từ ban đầu không thực hiện biện pháp chống thấm hiệu quả: trong quá trình thi công, nhiều người bỏ qua công đoạn chống thấm hoặc thực hiện các biện pháp chống thấm không triệt để, không đạt kỹ thuật. Sau một thời gian sử dụng, tường và chân tường chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng ngấm nước. 

2. Cách chống thấm chân tường truyền thống

2.1 Sử dụng gạch ốp chống thấm 

chống thấm chân tường hình 2

Rất nhiều gia đình đã lựa chọn sử dụng gạc

h ốp chống thấm để chống thấm cho sân thượng và cho tường nhà mình. Phương pháp này được sử dụng phổ biến bởi nó có thể thi công một cách dễ dàng và nhanh chóng, không đòi hỏi kỹ thuật cao. 

Sử dụng gạch ốp chống thấm sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp chống thấm hiệu quả triệt để bởi khoảng lệch giữa phần được ốp đá và không được ốp đá trong 1 bề mặt tường sẽ là điều kiện lý tưởng để giữ hơi ẩm và xảy ra tình trạng thấm ngược lên phía trên. Điều này sẽ khiến tường nhà bạn nhanh hỏng hơn.  

2.2 Sử dụng giấy dán tường để chống thấm

chống thấm chân tường hình 3

Đây cũng là một trong những phương pháp được rất nhiều người lựa chọn sử dụng bởi sử dụng giấy dán tường vừa thực hiện đơn giản, tiết kiệm thời gian lại vừa tối ưu được chi phí. 

Tuy nhiên, cũng giống như phương pháp sử dụng gạch ốp, đây là phương pháp chống thấm không có hiệu quả lâu dài. Sau khi sử dụng giấy dán tường được 1 vài tháng, keo dán sẽ nhanh chóng bị bong tróc vì hơi nước len lỏi vào trong. Thậm chí, nếu để lâu ngày, rong rêu và nấm mốc có thể trú ngụ ở phần giấy dán tường. Do vậy, phương pháp này chỉ nên áp dụng với những căn trọ thuê ngắn ngày.  

2.3 Chống thấm chân tường bằng xi măng hay vữa trộn xi măng

chống thấm chân tường hình 4

Khi thi công chống thấm với phương pháp này, bạn cần đục một lớp vữa sát chân tường. Sau đó, sử dụng chất chống thấm gốc xi măng quét lên tường. Thực hiện trộn vữa với phụ gia chống thấm rồi trét lên bề mặt tường để hoàn thiện.  

3.Giải pháp chống thấm chân tường kỹ thuật cao

3.1 Chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC

chống thấm chân tường hình 5

Ưu điểm khi sử dụng Water Seal DPC

Đây là phương pháp thi công chống thấm được rất nhiều người tin dùng và sử dụng phổ biến.Phương pháp này mang lại độ bền rất cao, có thể bền vững lên tới 30-40 năm. Khi sử dụng phương pháp chống thấm này bạn không phải thực hiện đục phá quá nhiều. Điều này giúp kết cấu chân tường của bạn giữ được độ bền vững. Đặc biệt, phương pháp này giúp hạn chế tối đa tình trạng tái thấm cho tường nhà.  

Các bước tiến hành thi công:

  • Bước 1: Tiến hành đục vữa chân tường. 

Thực hiện đục lớp vữa bên ngoài chân tường khoảng từ 30cm đến 40cm. Khi đục cần lưu ý không gây tác động làm ảnh hưởng đến gạch cốt ở bên trong. 

  • Bước 2: Tạo phễu ở bên trong chân tường nhằm rót hóa chất

Khoan 1 lỗ cách nền chân tường khoảng từ 15-20cm, nghiêng góc 45 độ bằng máy khoan. Tiến hành khoan 2 mũi: mũi 1 nghiêng 45 độ và sâu 10 cm; mũi 2 khoan sâu 22 cm. 

  • Bước 3: Vệ sinh sạch chân tường

Sử dụng máy hút bụi để thổi sạch hoàn toàn lớp bụi bẩn và tạp chất bám trên bề mặt. Tiến hành phun một ít nước vào những lỗ đã khoan trước đó. Sau đó đặt ống dẫn dung dịch hóa chất vào các lỗ khoan rồi dùng vữa bịt kín ngay miệng lỗ sau khi hóa chất đã được rót vào, chú ý thực hiện cẩn thận để dung dịch không bị chảy ra ngoài. 

  • Bước 4: Rót dung dịch Water Seal DPC vào lỗ khoan

Rót khoảng 30-35ml dung dịch Water Seal DPC vào lỗ khoan. Thực hiện rót nhiều lần liên tục như thế để dung dịch có thể thẩm thấu từ từ vào các mao mạch. Thực hiện cho đến khi lỗ khoan đã đầy dung dịch. 

  • Bước 5: Tiến hành trát lỗ khoan

Trộn xi măng, cát, nước và dung dịch Water Seal DPC theo tỷ lệ 1:3:4:1. Sau đó sử dụng hỗn hợp vừa trộn để trét kín các lỗ khoan. 

3.2 Chống thấm chân tường bằng sơn chống thấm

chống thấm chân tường hình 6

Ưu điểm:

Sử dụng sơn chống thấm chân tường mang lại độ bền rất cao, có khả năng chịu mài mòn, chịu nước mặn và có độ bám dính cực tốt trên bề mặt bê tông. Hơn nữa, sử dụng sơn chống thấm sẽ đảm bảo tính an toàn đối với người thi công và người sử dụng. 

Thi công sơn chống thấm cho chân tường:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Vệ sinh, loại bỏ sạch sẽ mọi rêu mốc, nấm mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi bẩn và các lớp xi măng, tạp chất đã bị phong hóa trên bề mặt thi công.
  • Sử dụng rulo lăn từ 1-2 lớp nước sạch nhằm làm ẩm sơ bộ bề mặt trước khi thi công chống thấm.

Bước 2: Thi công

  • Trước hết, cần chuẩn bị sơn chống thấm JYMEC và xi măng Pooclăng mác cao. . 
  • Trộn xi măng với nước trước, khuấy nhuyễn rồi cho sơn chống thấm vào hỗn hợp trên và trộn đều tay cho đến khi hỗn hợp hoàn toàn hòa quyện với nhau. 
  • Sử dụng chổi cọ và rulo quét từ 2-3 lớp hỗn hợp trên lên bề mặt thi công 
  • (thời gian giữa mỗi lớp cách nhau từ 6-8 giờ). Sau khi sơn chống thấm đã khô hoàn toàn mới tiến hành sơn phủ các lớp sơn khác.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ tìm ra giải pháp chống thấm phù hợp để bảo vệ ngôi nhà của mình. Chúc bạn thành công! 

>> Xem thêm: 

Related posts

Tổng quát chuyển mạch switch tập hợp được quản lý đám mây của Cisco Meraki MS410-16

Trần Thảo Chi

Phụ nữ giai đoạn giữa thai kỳ có nên uống hồng sâm không?

Trần Thảo Chi

Chia sẻ bí quyết chọn mua sàn gỗ Malaysia đạt chuẩn chất lượng

Leave a Comment