Công nghệ Tin tức

Phạt vi phạm hành chính về HĐ đối với trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp doanh nghiệp có quyết định giải thể, phá sản hoặc cá nhân người bị phạt bị chết hoặc mất tích thì doanh nghiệp hoặc các nhân đó có phải tiến hành nộp phạt nếu trước đó đã vi phạm hành chính về thuế hay không? Đây là câu hỏi đang cần được giải đáp nhất đối với những trường hợp gặp hoàn cảnh đặc biệt này. Để giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng xem xét lại các văn bản pháp luật có nội dung phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn để hiểu hơn nhé.

Xét theo Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: Đối với trường hợp người bị xử phạt chết hoặc mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể hoặc phá sản thì không phải thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn phải thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:
– Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản, mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành, thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi trong giấy chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; tổ chức bị xử phạt phá sản, giải thể được ghi trong quyết định phá sản, giải thể.
– Đối với phương thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, các cá nhân, doanh nghiệp đang quản lý tang vật, phương tiện vi phạm phải có trách nhiệm thi hành.
– Đối với biện pháp khắc phục, cá nhân là người được hưởng tài sản thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế phải tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt.


Như vậy, căn cứ vào các điều luật quy định trên, trong trường hợp các cá nhân, doanh nghiệp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn trước khi gặp các trường hợp đặc biệt nêu trên, theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP và Thông tư số 10/2014/TT-BTC thì việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn đối với tổ chức xử phạt bị giải thể sẽ được thực hiện theo Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 9 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Trên đây là chi tiết những giải đáp của người viết về câu hỏi cũng như nỗi băn khoăn của bạn đọc. Đối với các cá nhân gặp tình trạng mất tích hoặc bị chết hay như các doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, chuyển địa điểm kinh doanh có thể chiếu theo các điều luật quy định cụ thể trên để tiến hành thực hiện theo quy định của pháp luật.

https://gioitrithuc.com/loi-ich-kep-cua-phan-mem-ho-tro-htkk-moi-nhat/

https://gioitrithuc.com/quy-dinh-moi-nhat-ve-hddt-theo-thong-tu-68-2019-tt-btc/

Related posts

Những người sinh năm 1964 mệnh gì?

Trần Thảo Chi

Tác dụng hoa tam thất – Thứ thức uống đậm vị thuốc tiên

Trần Thảo Chi

Những địa chỉ ăn uống ngon Sài Gòn không thể bỏ qua

Leave a Comment